Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Rau ngải cứu có tác dụng gì lại tác hại sẽ rất nguy hiểm

Chúng ta hầu như đều biết rau ngải cứu có tác dụng gì và tốt như thế nào trong điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, loại thảo dược này cũng có những tác hại nhất định nếu chúng ta không biết cách sử dụng đúng và liệu lượng hợp lý.

Rau ngải cứu có tác dụng gì?

Rau ngải cứu còn được gọi là cây ngải cứu, cây ngải điệp, cây thuốc cứu, cây thuốc cao. Trong Đông y, ngải cứu được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh như:
  • -         Kinh nguyệt không đều.
  • -         Khí huyết kém lưu thông
  • -         Đau bụng do hàn.
  • -         An thai.
  • -         Điều hòa tuần hoàn não.
  • -         Đau lưng do gai cột sống.

Trong ẩm thực, ngải cứu được sử dụng như một nguyên liệu, một loại thực phẩm để chế biến ra nhiều món ăn vô cùng tuyệt vời, có mùi vị độc đáo. Những món ăn này vừa tạo được hứng thú về vị giác lại vừa rất tốt trong điều hòa cơ thể và hồi phục sức khỏe.

Tuy nhiên, do ngải cứu có dược tính khá cao. Nên khi sử dụng ngải cứu không đúng cách, không đúng liệu lượng, một số người có thể gặp phải những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.


Biết rau ngải cứu có tác dụng gì mà không biết tác hại sẽ rất nguy hiểm!

Ngải cứu có nhiều tác dụng như vậy. Nhưng vì dược tính cao nên khi sử dụng, chúng ta cần dùng đúng liều lượng và đúng đối tượng. Nếu không, ngải cứu sẽ có thể gây những tác dụng phụ khá phức tạp cho sức khỏe.

Một số người sau khi dùng ngải cứu quá nhiều và quá lâu đã bị ngộ độc. Lượng dược tính trong ngải có thể khiến cho thần kinh trung ương bị hưng phấn. Khi dùng quá liều sẽ dẫn tới chân tay giật, run cục bộ. Thậm chí là co giật. Nếu không dừng lại mà tiếp tục sử dụng. Sau vài lần sẽ chuyển thành co cứng, nói sàm, chân tay dần tê liệt và tế bào não bị tổn thương... Người bệnh còn có thể gặp phải những di chứng khác như viêm thần kinh, ảo giác, đãng trí...

Nên dùng với liều lượng như thế nào?

Thông thường, các chuyên gia hoặc bác sĩ thường khuyên bạn nên sử dụng 1-2 lần mỗi tuần. Nếu bạn không có bệnh tật, chỉ nên ăn ngải cứu dưới dạng đã chế biến thành các món ăn với lượng vừa phải. Không nên uống nước sắc từ ngải cứu thường xuyên thay thế cho nước trà hàng ngày.

Trong trường hợp bạn đang cần uống nước sắc ngải cứu như một loại thuốc chữa bệnh, bạn chỉ nên sử dụng 3-5g ngải cứu khô hoặc 9-15g ngải cứu tươi cho một lần sắc. Khi bệnh đã khỏi, hãy dừng ngay việc sử dụng ngải cứu.


Những người tuyệt đối không nên sử dụng dù biết rau ngải cứu có tác dụng gì:

Rau ngải cứu tuy có nhiều tác dụng. Tuy  nhiên, có một số trường hợp, người bệnh tuyệt đối được khuyên là không nên sử dụng loại dược phẩm này. 

Đó là:
- Người bị viêm gan: Tinh dầu trong rau ngải cứu có dược tính nhưng cũng có độc tính. Khi đi vào trong gan, nó có thể làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Do đó, gan có thể bị viêm cấp tính do chúng độc. Người bệnh có thể mắc chứng biliuria khiến da bị vàng, gan to, nước tiểu đục và có lẫn cả dịch mật.

- Người mang thai 3 tháng đầu:Giai đoạn này, không chỉ ngải cứu mà mọi dược phẩm đều luôn được khuyến cáo là không nên sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn có hiện tượng bị động thai kèm ra máu thì ngải cứu có thể giúp ích. Hãy sao cháy ngải cứu rồi vẩy vào chút nước để hết hỏa độc. Sau đó, sắc lên uống. Song, vì đang trong giai đoạn nhạy cảm, nên dù biết nó có thể giúp ích, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.



- Người bị rối loạn cấp tính đường ruột: Ngải cứ có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường. Tuy nhiên, với người có đường ruột bị rối loạn thì lại là tác hại. Bởi nó có thể khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.


Hiểu được rau ngải cứu có tác dụng gì là điều rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng, chúng ta cũng cần biết những tác hại có thể có. Như vậy mới đảm bảo luôn sử dụng dược phẩm này hiệu quả và an toàn được. 

1 nhận xét: