Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Mang thai hộ là như thế nào?


Hiểu rõ Mang thai hộ là như thế nào? điều kiện và thủ tục như thế nào mới đúng quy định của pháp luật là điều mà bất cứ cặp vợ chồng có nhu cầu nào cũng cần phải biết. Hiểu luật và thực hiện đúng theo quy định là điều tiên quyết để đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh và có được niềm hạnh phúc trọn vẹn.

MANG THAI HỘ LÀ GÌ?

Mang thai hộ là gì đã từ lâu trở thành thắc mắc của rất nhiều người. Lý do là trước đây, khái niệm về mang thai hộ được hiểu khá rộng và một số khía cạch có hơi sai lệch. 

Trong quá khứ, mang thai hộ được hiểu là một cặp vợ chồng không có khả năng mang thai sẽ nhờ một người phụ nữ khác mang thia và sinh con giúp. Có nhiều trường hợp xảy ra, thứ nhất là phôi thai được thụ tinh bằng cách bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung của người mang thai hộ. Nói cách khác, người mang thai hộ chính là người mẹ của đứa trẻ. Trường hợp khác là phôi thai sẽ được thụ tinh nhân tạo từ noãn và tinh trùng tự cặp vợ chồng nhờ mang hộ. Sau đó phôi thia được cấy vào tử cung của người mang thai hộ. Trường hợp này, đứa trẻ là con ruột của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. 




Do chưa có những quy định rõ ràng nên trong quá khứ đã xảy ra khá nhiều vấn đề tiêu cực: đẻ thuê, mua bán trẻ em... Vì thế mới có những câu chuyện đáng buồn về sự băng hoại đạo đức và hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.

Định nghĩa chính xác mang thai hộ là gì?

Vài năm trở lại đây, khi pháp luật đã có quy định rõ ràng và cụ thể về mang thai hộ, thì vấn đề này được xiết chặt hơn. Đảm bảo rằng mang thai hộ chỉ vì mục đích nhân đạo mà thôi. Theo đó, mang thai hộ là trường hợp một cặp vợ chồng hoàn toàn không còn khả năng mang thai nhưng vẫn có thể thụ thai. Họ sẽ nhờ đến sự can thiệp của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nuôi cấy phôi thai. Phôi thai này sẽ được cấy vào tử cung của người tình nguyện mang thai hộ. 

Theo đó, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng như người mang thai hộ phải đảm bảo những quy định cần thiết về mặt pháp lý. Đảm bảo cho việc mang thai hộ luôn văn minh, an toàn và nhân đạo.



THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN KHI THỰC HIỆN MANG THAI HỘ LÀ GÌ?

Mang thai hộ là một vấn đề khá nhạy cảm. Sở dĩ, pháp luật cho phép mang thai hộ là vì mục đích nhân đạo. Để đảm bảo không có bất cứ vấn đề tiêu cực nào có thể xảy ra, chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng mọi thủ tục cần thiết.

Hồ sơ để xem xét về nhu cầu mang thai hộ của cặp vợ chồng cần bao gồm:

-         Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
-         Bản cam kết mang thai hộ là hoàn toàn tự nguyên vì mục đích nhân đạo.
-         Bản cam đoan rằng chưa mang thai hộ lần nào trước đó của người đồng ý mang thai hộ.
-         Bản xác nhận chưa từng có đứa con chung nào của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
-         Bản xác nhận về mối quan hệ thân thích giữa người mang thai hộ và vợ/chồng người nhờ mang thai hộ được UBND cấp xã xác nhận. Hoặc giấy xác nhận do bản thân họ tự chứng minh dựa trên giất tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của các giấy tờ đó trước pháp luật.
-         Bản xác nhận về việc đồng ý cho mang thai hộ của chồng người mang thai hộ.
-         Bản xác nhận từ bác sỹ sản khoa về nội dung y tế đã được tư vấn chi tiết và chính xác.
-         Bản thỏa thuận về việc mang thai hộ hoàn toàn là vì mục đích nhân đạo giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và cặp vợ chồng mang thai hộ theo mẫu quy định.

Quy trình mang thai hộ là gì?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người làm hồ sơ sẽ nộp tại bệnh viện có thẩm quyền tiếp nhận. Bệnh viện này có tránh nhiệm kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ họ đã nhận. 

Tiếp theo, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ được khám để biết chắcrằng người vợ không có khả năng mang thai dù noãn vẫn có thể thụ thai. Cả người mang thai hộ cũng sẽ được khám sức khỏe chi tiết để đảm bảo người đó cũng có đủ điều kiện mang thai hộ hay không? Bên cạnh đó, cả bên mang thai và bên nhờ mang thai cũng cần chuẩn bị vững vàng về mặt tâm lý về những tình huống khó khăn trong tương lai.

Sau khi thực sự đảm bảo cả những điều kiện và thủ tục về mặt pháp lý, sức khỏe cũng như tâm lý, hai bên sẽ làm hợp đồng cụ thể. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên. Cụ thể là:
- Quy định về khám thai định kỳ trong thời gian mang thai. (Để đảm bảo phát hiện sớm tình trạng dị tật bất thường, bệnh tật hoặc biến dị có thể có...)
- Quy định về những hỗ trợ kinh tế nếu có.
- Quy định về ngày trả con và những thảo thuận cần thiết. Ví dụ như: đứa trẻ bị dị tật/chết do những nguyên nhân không thể kiểm soát thì bên nhờ mang thai vẫn nhận con...
Nội dung trong hợp đồng sẽ được luật sư tư vấn cụ thể. Sao cho giảm thiểu những hệ lụy phiền toái sau này như: bên mang thai đòi thêm tiền, không giao con, người nhờ mang thai không nhận con....

Những bệnh viện nào có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Trong thời gian đầu hợp pháp hóa vấn đề mang thai hộ, có 3 bệnh viện có thẩm quyền thực hiện kỹ thuật này. Đó là: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM. Sau 1 năm triển khai, Bộ Y tế sẽ tiến hành tổng kết kết quả và mở rộng thực hiện tại những địa điểm khác. Tuy nhiên, để đem lại kết quả tốt nhất, thì 3 bệnh viện trên vẫn là uy tín và đáng tin cậy nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét